CashBerry: So Sánh Lãi Dơn Và Lãi Kép
Làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam nổi lên một cách sôi động trong những năm gần đây. Cộng đồng khởi nghiệp liên tục chào đón tân binh với những giải pháp mới mẻ đầy sáng tạo. Tuy nhiên, biến động không ngừng của thị trường kéo theo các khó khăn về nguồn vốn đã khiến nhiều startup nhanh chóng rời cuộc chơi. Dòng tiền là huyết mạch của doanh nghiệp, song, vay vốn khởi nghiệp ở đâu là dễ dàng nhất, nhiều lợi ích nhất?
Khi dấn thân vào con đường kinh doanh, điều băn khoăn đầu tiên khiến các start-up đau đầu đó chính là nguồn vốn. Tìm nguồn vốn ở đâu và sử dụng thế nào cho hiệu quả là những câu hỏi không dễ trả lời, nhất là khi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.
Bạn đang có trong tay ý tưởng kinh doanh dự kiến sẽ “gây bão” thị trường, nhưng chỉ có ý tưởng thôi thì chưa đủ. Bạn cần nhiều thứ như website, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật, văn phòng làm việc,… và quan trọng nhất là có đủ kinh phí để vận hành và phát triển. Dưới đây là những lưu ý và gợi ý để bạn có thể tìm nhà đầu tư phù hợp để khởi nghiệp kinh doanh.
Những lưu ý cần phải biết trước khi vay vốn khởi nghiệp
1. Có kế hoạch cụ thể trước khi vay vốn kinh doanh
Điều đầu tiên mà Cashberry khuyên bạn trước khi vay vốn kinh doanh là phải xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể. Kế hoạch ở đây chính là kế hoạch kinh doanh của bạn và chi tiết hóa quá trình vay vốn. Và bạn cần làm gì:
- Tính toán chi phí ban đầu phải bỏ ra và xem xét bạn đang có bao nhiêu tiền vốn trong tay.
- Cộng lãi suất vào chi phí hàng tháng phải bỏ ra.
- Lãi suất hàng tháng phải trả là điều cần lưu ý.
- Ước định khoảng thời gian sẽ trả hết số vốn đó: bạn có thể trả theo tháng hoặc trả luôn, tùy thuộc vào doanh thu kinh doanh và ước định giữa bạn và chủ nợ. Lời khuyên là bạn hãy trả càng nhanh càng tốt.
Nếu không thể xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiết thì công việc kinh doanh của bạn sẽ vô cùng khó khăn và bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền khổng lồ cho cái được gọi là lãi suất vay khởi nghiệp.

Trước khi vay tiền để khởi nghiệp, cần lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, dự trù các khoản phí chi tiết
2. Dự đoán những rủi ro có thể xảy ra
Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, vì vậy đừng bao giờ suy nghĩ, có doanh thu là có thể trả được nợ ngay.
Sẽ có khoảng thời gian việc làm ăn của bạn bị ngưng trệ, hàng tháng bạn phải chi trả biết bao là thứ, cộng thêm khoản nợ từ việc vay vốn ban đầu, tất cả sẽ tạo nên áp lực nặng nề.
Do đó, hãy luôn cố gắng thanh toán khoản nợ càng nhanh càng tốt để có thể vững tâm kinh doanh. Hãy tính toán hợp lý với các rủi ro có thể xảy ra để bạn không rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất.
3. Tìm hiểu thông tin thị trường cụ thể
Vay vốn khởi nghiệp quyết định trực tiếp đến doanh thu hàng tháng cũng như kết quả kinh doanh của bạn trong một thời gian nhất định. Vì vậy trước khi vay, bạn cần tìm hiểu kĩ những nội dung Cashberry đưa ra sau đây:
- Các kênh vay vốn hiện nay.
- Lãi suất cụ thể của từng địa điểm bạn đang xem xét.
- Những lưu ý tránh bị lừa tại nhiều kênh vay vốn.
- Hiểu đúng về lãi suất: thời gian ưu đãi là bao lâu, lãi suất sau thời gian ưu đãi sẽ được tính toán cụ thể thế nào, các kỳ điều chỉnh lãi suất,…
Sau khi đã lên kế hoạch kinh doanh hợp lý, giờ là lúc tìm câu trả lời cho câu hỏi “Vay tiền để khởi nghiệp ở đâu?”.
Tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư khởi nghiệp
1. Nhà đầu tư chính là bản thân bạn
Bạn có thể đầu tư vào doanh nghiệp của mình từ việc sử dụng các tài khoản tiết kiệm, tiêu dùng cá nhân hoặc cầm cố tài sản để có nguồn tài chính cần thiết.
Trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn tiền của bản thân thay vì đi vay hoặc kêu gọi đầu tư là một hướng phát triển tốt. Bởi lẽ, bạn sẽ không phải lo lắng đến các hóa đơn đòi nợ hàng tháng hoặc các khoản vay phát sinh.
Và thực tế là, có nhiều chủ doanh nghiệp tiếp tục nguồn tài chính “tự thân vận động” này cho đến khi công việc kinh doanh khởi sắc và thu lãi.
Tuy nhiên, cách làm này chỉ thật sự phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, thị trường không nhiều biến động. Trong trường hợp công việc kinh doanh phát triển “nóng”, nguồn tài chính của bản thân không thể đáp ứng, bạn sẽ không thể tiếp tục bỏ tiền túi ra được nữa mà sẽ cần đi tìm nhà đầu tư.

Để khởi nghiệp, ngoài việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, bạn cũng cần có một số vốn nhất định
2. Gia đình và bạn bè cũng là nhà đầu tư
Gia đình và bạn bè là những người thân thuộc, nên có vẻ họ sẽ dễ dàng đầu tư cho bạn. Tuy nhiên, các “nhà đầu tư” này lại không đơn giản như bạn nghĩ, thậm chí nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ gặp phải những tình huống khó xử sau này.
Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi huy động vốn từ gia đình hay bạn bè. Nếu công việc kinh doanh của bạn diễn ra suôn sẻ thì không có gì để nói, nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể gặp rủi ro. Cách tốt nhất là trước khi nhận tiền từ gia đình, bạn bè hay bất cứ nhà đầu tư nào, bạn cũng cần nói rõ phương hướng kinh doanh cũng như các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
3. Ngân hàng - nguồn huy động vốn cần tính đến
Một trong những nguồn huy động vốn điển hình, bên cạnh gia đình và bạn bè là từ các ngân hàng. Hiện nay, nhiêu ngân hàng cho vay khởi nghiệp với các chương trình ưu đãi, vay vốn có thế chấp hoặc không thế chấp, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.
Để có thể thuyết phục và vay được vốn, bạn cần nghiên cứu và lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, trong đó cần tập trung vào kế hoạch tài chính với các thông tin minh bạch về dòng tiền, cách bố trí và sử dụng nguồn vốn và lộ trình thu hồi, tái sinh dòng vốn.
Với những thông tin đầy đủ, bạn mới có thể thuyết phục ngân hàng. Tuy nhiên, khi vay vốn khởi nghiệp không thế chấp tại ngân hàng, bạn cần lưu ý đến mức lãi suất cho vay.
4. Thẻ tín dụng - nguồn vốn ngắn hạn để khởi nghiệp
Nếu bạn chưa thể thuyết phục ngân hàng cho vay vốn đầu tư khởi nghiệp, hãy nhắm đến chiếc thẻ tín dụng của bạn như một giải pháp huy động vốn ngắn hạn. Nếu bạn kinh doanh online, quy mô chưa lớn, vay tiền từ thẻ tín dụng hứa hẹn là giải pháp phù hợp.
So với vay vốn từ ngân hàng, thẻ tín dụng có một ưu điểm vượt trội là mức trả lãi hàng tháng thấp hơn.
Tuy nhiên, đây cũng chính là một hạn chế của vay vốn từ thẻ tín dụng. Thời gian trả lãi ngắn khiến bạn gặp khó khăn trong việc chi trả và duy trì thẻ khi công việc kinh doanh mới chỉ đang bắt đầu. Do đó, bạn cần cân nhắc về số vốn vay từ thẻ tín dụng.
5. Tham gia cuộc thi về ý tưởng kinh doanh
Với các bạn sinh viên đam mê kinh doanh, các cuộc thi khởi nghiệp, huy động vốn đã trở thành sân chơi không thể thiếu. Nếu bạn không phải là sinh viên thì vẫn có nhiều cuộc thi khởi nghiệp khác để bạn thử sức.
Đơn cử như chương trình Khởi nghiệp do VCCI kết hợp cùng báo Diễn đàn Doanh nghiệp đồng tổ chức, qua nhiều năm đã giành được lòng tin của nhiều nhà khởi nghiệp và kinh doanh khi trở thành sân chơi chuyên nghiệp cho các ý tưởng mới.
Nếu giành chiến thắng, bạn sẽ có nguồn đầu tư tài chính không nhỏ. Nếu thất bại thì sao?
Chẳng sao cả, với những chia sẻ, tư vấn từ những doanh nhân thành đạt và những nhà quản lý giàu kinh nghiệm, bạn sẽ góp nhặt cho mình được nhiều bài học quý giá. Hơn nữa, nếu ý tưởng kinh doanh của bạn có tiềm năng, bạn hoàn toàn có thể có cơ hội được đầu tư bởi những đơn vị khác ngoài cuộc thi.

Những cuộc thi về khởi nghiệp sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và cơ hội để tiếp cận nhà đầu tư
6. Kêu gọi vốn từ những nhà đồng sáng lập
Có thể bạn không có đủ nguồn tài chính để khởi nghiệp kinh doanh, nhưng bạn biết và quen với một số cá nhân hoàn toàn có thể giúp bạn làm được điều đó. Theo top 500 doanh nghiệp được Inc khảo sát, có đến 28% trong số đó huy động vốn từ những người đồng sáng lập.
Rất khó để khởi nghiệp kinh doanh một mình và thành công như Jeff Bezos với Amazon hay Michael Dell với Dell. Thay vào đó, các doanh nghiệp lớn như Google hay Microsoft đều thành công nhờ sự hợp tác của Larry Page và Sergey Brin, Bill Gates và Paul Allen.
Khi lựa chọn các đối tác cho công việc kinh doanh, bạn cần chắc chắn rằng những người này có chung mục tiêu, tầm nhìn và đam mê với bạn. Có như vậy, cả hai mới có thể cùng đặt ra những mục tiêu và tìm hướng lèo lái con tàu kinh doanh.
Cũng giống như trong trường hợp huy động vốn từ gia đình và bạn bè, bạn cần thảo luận kĩ với người hợp tác để tránh ảnh hưởng đến mối quan hệ của đôi bên khi phát sinh các vấn đề về tài chính.
7. Nhà đầu tư “thiên thần”
Nhà đầu tư thiên thần là các cá nhân giàu có, những doanh nhân kinh tế ưu tú có khả năng cấp vốn cho một doanh nghiệp mới. Đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty hay tìm kiếm lợi nhuận khi hoàn vốn đầu tư. Các nhà đầu tư này thường dùng chính tiền của mình và họ có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các nhà đầu tư thiên thần hiện không có nhiều tại Việt Nam. Hatch Angel là một trong những mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần còn khá mới nhưng đã thu hút được nhiều sự chú ý của các cá nhân khởi nghiệp trong thời gian qua.
Thành viên của mạng lưới là các cá nhân xuất sắc và hứng thú đầu tư vào các doanh nghiệp mới. Vì vậy nếu các start-up muốn “săn” vốn đầu tư thì cần chủ động tìm hiểu và nhanh chóng chớp lấy cơ hội.
Một điều cần lưu ý là trước khi xin hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư, doanh nhân khởi nghiệp cần có kiến thức sâu rộng về quá trình đầu tư, quyết định các nhà đầu tư tiềm năng nhất, sau đó mới đi đến đàm phán.
Ngược lại, về phía các nhà đầu tư, họ sẽ quyết định có rót vốn hay không dựa trên các tiêu chí như con người, thời điểm và sản phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng vốn của start-up cũng được họ lưu tâm.
8. Quỹ đầu tư mạo hiểm
Ngược lại với đầu tư thiên thần, các nhà đầu tư mạo hiểm không dùng tiền của chính mình mà sẽ quyên tiền hoặc kêu gọi những người khác đóng góp để thành lập một quỹ đầu tư lớn hơn và có sự quản lý chuyên nghiệp.
Hoạt động của thị trường đầu tư mạo hiểm vẫn rất nóng và không hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Dòng tiền thì dường như không bao giờ thiếu nhưng quan trọng là doanh nghiệp thể hiện thế nào trong các dự án để nhà đầu tư quan tâm.
Việc giải ngân của các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC - Ventures Capital) cũng sẽ tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro và mô hình hoạt động, nhưng điểm chung là các khoản đầu tư phải mang lại lợi ích và có tính thanh khoản cao.
Cũng giống như đầu tư thiên thần, bạn cũng nên dành thời gian để nghiên cứu danh mục đầu tư của các VC, sau khi hiểu từng quỹ và từng đối tác bạn có thể nhắm đến mục tiêu cụ thể và quyết định đối tác mà mình muốn đàm phán.
Kinh doanh không phải là một việc đơn giản, để đi đến thành công bạn phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những khó khăn, thử thách khác nhau. Trong đó, tìm kiếm và vay vốn khởi nghiệp là bước khởi đầu cho chặng đường gian nan phía trước. Hy vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp bạn đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường khởi nghiệp.