Phone in hand - receive immediate support of up to 10 million Vietnamese dong through the Cashberry app

Cashberry - quick, convinient 24/7 online loans solution

Get a loan in just 30 seconds right on the CashBerry app!
Download and install the app on your phone to always have abundant financial resources.

CashBerry is a financial company, providing an online loan consultation service that is fully automated, disbursed within the day.

Loan term, days

By clicking on the Get a loan button above, you agree that you have read and agree with all content provided in the Terms and Condition and Privacy Policy

Payment date: 1
To return: 1 ₫
Get a loan in just 30 seconds right on the CashBerry app!
Download and install the app on your phone to always have abundant financial resources.

The conditions for applying for a loan at Cashberry

4 easy steps to register for a loan

1
Filling in the registration form
Provide a phone number and fill in personal information. Register and send request for a loan.
2
Getting approval and Signing an Agreement
The approval results will be anounce via phone call. Only need to log in to Personal account and sign an Agreement.
3
Receive money
After the application is approved, our partner will transfer the money to your account.
4
Repayment
Make repayment to our partner according to the instructions.
Loan
Loan
with flexible terms at CashBerry
  • Term:
    Term: min 92 days, max 183 days
  • Loan limit:
    Loan limit: 100 000 - 5 000 000 VND
  • Interest rate:
    Interest rate: 10,95 - 14,6 %/per annum
Get loan
  • Term:
    Term: min 92 days, max 183 days
  • Loan limit:
    Loan limit: 100 000 - 5 000 000 VND
  • Interest rate:
    Interest rate: 10,95 - 14,6 %/per annum

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng thanh toán trong nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Bạn muốn sở hữu thẻ debit card (thẻ ghi nợ) để thanh toán thay tiền mặt, nhưng vẫn còn chần chừ vì chưa hiểu rõ đây là loại thẻ gì? Đừng lo, CashBerry sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây!

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng thanh toán trong nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Bạn muốn sở hữu thẻ debit card (thẻ ghi nợ) để thanh toán thay tiền mặt, nhưng vẫn còn chần chừ vì chưa hiểu rõ đây là loại thẻ gì? Đừng lo, CashBerry sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây! 

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được biết đến như một phương thức thanh toán thay thế tiền mặt đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Thế nhưng vẫn có không ít người nhầm lẫn về chức năng, đặc điểm của hai loại thẻ này. CashBerry sẽ giúp bạn nắm rõ về điểm giống và khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ qua bài viết dưới đây.

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ là gì? 

+ Thẻ ghi nợ (debit card) là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn.

Chiếc thẻ loại này ban đầu được biết đến là thẻ rút tiền mặt, với tính năng rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán của chủ thẻ tại các máy giao dịch tự động (ATM). Vì thế loại thẻ này thường được gọi là thẻ ATM. 

Thay vì trước kia, chủ thẻ phải đến quầy giao dịch ngân hàng, xếp hàng theo thứ tự để làm thủ tục rút tiền thì giờ đây chủ thẻ chỉ cần đến máy ATM (của ngân hàng mình hoặc các ngân hàng có liên kết), thực hiện thao tác đút thẻ vào máy, nhập mã số bảo mật PIN, nhập số tiền cần rút và nhận tiền. 

Chính vì tiện ích “giao dịch tự động” này mà chủ thẻ có thể thực hiện việc rút tiền mặt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả ngoài giờ làm việc, trong các ngày nghỉ, lễ, tết.

Từ chiếc thẻ ATM với tính năng đơn giản là rút tiền mặt, các ngân hàng đã phát triển chiếc thẻ ghi nợ với thêm nhiều tính năng đa dạng hơn. Vẫn tích hợp đầy đủ các tiện ích của thẻ ATM như: rút tiền, kiểm tra số dư, chuyển khoản..., thẻ ghi nợ hiện nay còn được sử dụng để mua hàng hóa tại siêu thị hoặc thanh toán hoá đơn tại các nhà hàng. 

Đặc biệt, thẻ debit card có thể sử dụng trong thanh toán các giao dịch trực tuyến trên internet (đặt mua vé máy bay, mua hàng trên các trang thương mại điện tử…) với thao tác thực hiện đơn giản, dễ dàng. 

* * Trên thực tế hiện nay, một số người đồng nhất khái niệm thẻ ghi nợ với “thẻ ATM”, điều này là không chính xác.

Phân Biệt Debit Card & Credit Card - Dùng Thẻ Nào Tối Ưu Nhất?

Với đặc điểm được phát hành dựa trên tài khoản thanh toán của khách hàng, “có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu”, nên chủ thẻ hoàn toàn chủ động chi tiêu trong phạm vi số tiền trong tài khoản của mình. Tuy nhiên, chủ thẻ cũng cần lưu ý việc quản lý số dư trong tài khoản để chắc chắn rằng các giao dịch của mình được thực hiện.

? Xem thêm: Vay tiền Online nhanh, chỉ cần CMND, nhận tiền trong ngày

Có hai loại thẻ ghi nợ được sử dụng rộng rãi: thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế:

  • Thẻ ghi nợ nội địa

Là loại thẻ có phạm vi sử dụng gói gọn trong quốc gia. Bạn có thể sử dụng loại thẻ này để thanh toán khi mua hàng ở các siêu thị, nhà hàng, điểm cung cấp dịch vụ, mua sắm online, vv... với điều kiện là những cửa hàng hay dịch vụ này phải ở trong nước. 

Tùy theo chính sách của từng ngân hàng cung cấp thẻ mà mức phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa sẽ khác nhau, nhưng thường thì thẻ được sử dụng miễn phí.

  • Thẻ ghi nợ quốc tế: 

Cách sử dụng tương tự như thẻ ghi nợ nội địa nhưng phạm vi sử dụng rộng lớn hơn, ở mức toàn cầu. Khác với thẻ nội địa, khách hàng sử dụng thẻ quốc tế sẽ phải chịu một khoản phí nhất định.

Thẻ tín dụng là gì?

+ Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

Thông thường, thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho chủ thẻ với một hạn mức nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm định uy tín tín dụng, mức lương hàng tháng của chủ thẻ hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng.

Với đặc điểm là “chi tiêu trước, trả tiền sau”, thẻ tín dụng hỗ trợ đắc lực cho chủ thẻ thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh toán hàng hóa. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn tài chính, muốn vay nhanh nhưng chưa đủ điều kiện có thể sử dụng thẻ Credit Card. 

Định kỳ đến một ngày nhất định theo quy định của từng ngân hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. 

Chủ thẻ có thể chọn thanh toán số tiền trước thời hạn ghi trong thông báo, khi đó chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thể trả từ từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng.

Các ngân hàng thường phân thẻ tín dụng theo hạng nhằm quản lý đối tượng khách hàng như thẻ chuẩn (standard), thẻ vàng (gold), thẻ bạch kim (platinum),... Chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng có phân hạng càng cao thì được hưởng càng nhiều ưu đãi và dịch vụ chất lượng hơn.

Nếu trả lại đầy đủ số tiền đã mượn vào trước ngày đến hạn thanh toán (được hiển thị trên sao kê hàng tháng) thì bạn sẽ không bị tính lãi. Thông thường sẽ là 45 ngày, thậm chí một số ngân hàng có thể đến 55 ngày. Sau hạn thanh toán, số tiền còn nợ (dư nợ) sẽ bị tính lãi suất theo quy định.

Có thể nói, thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán thông minh, một hình thức vay tiền ngân hàng vô cùng ưu đãi hơn so với các hình thức vay khác.

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mua sắm, giải trí hoặc du lịch, một cách vô cùng tiện ích mà không cần mang theo tiền mặt. Nhất là khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài mà không cần đổi ngoại tệ.

Phân Biệt Debit Card & Credit Card - Dùng Thẻ Nào Tối Ưu Nhất?

Có hai loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay là thẻ nội địa và thẻ quốc tế:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Với loại thẻ này thì bạn chỉ có thể sử dụng để thanh toán trong phạm vi quốc gia. 
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Bạn có thể thực hiện thanh toán cả ở trong lẫn ở ngoài nước với chiếc thẻ này.

Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Để phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, đầu tiên bạn nên tìm hiểu những điểm khác nhau giữa hai loại thẻ này. Bảng so sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về đặc điểm của từng loại thẻ:

Tiêu chí so sánh

Thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng

Khái niệm

- Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán thay thế tiền mặt.

 - Người sử dụng chỉ được chi tiêu và giao dịch bằng số dư hiện có trong tài khoản.

 - Mọi chi tiêu sẽ trừ trực tiếp vào số tiền  trong tài  khoản.                                                                                         

- Thẻ tín dụng là thẻ thanh toán, tiêu dùng trước trả tiền sau.

 - Ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng nhất định cho chủ thẻ chi tiêu theo nhu cầu. Chủ thẻ phải trả lại đầy đủ số tiền đã sử dụng này trước thời hạn thanh toán ghi trên sao kê.

 -  Sau thời gian tối đa 45 ngày chưa hoàn đủ tiền cho ngân hàng, chủ thẻ sẽ bị tính thêm lãi suất.

Cấu tạo thẻ   

Mặt trước:

 - Biểu tượng (thường là VISA hoặc Mastercard)

- Dòng chữ “DEBIT” ở trên hoặc dưới biểu tượng đơn vị thanh toán

 - Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ

 - Số thẻ, tên chủ thẻ

 - Thời gian hiệu lực thẻ

Mặt sau:

 - Dải băng từ chứa thông tin đã được mã hóa và các yếu tố kiểm tra an toàn

Mặt trước:

 - Biểu tượng: chữ “CREDIT” trên thẻ

 - Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ

 - Số thẻ, tên chủ thẻ

 - Thời gian hiệu lực thẻ

 - Chip điện tử

Mặt sau:

 - Dải băng từ chứa số CVC/CVI

 - Ô chữ ký dành cho chủ thẻ

Chức năng

Rút tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại...

- Thanh toán hàng hóa, dịch vụ… thay thế tiền mặt

 - Rút tiền mặt

 - Chuyển đổi trả góp lãi suất 0-1%

Phạm vi sử dụng

Trong và ngoài nước

Trong và ngoài nước

Điều kiện làm thẻ

Chỉ cần có CMT/CCCD

Người mở thẻ phải có: công việc ổn định, hồ sơ chứng minh thu nhập, Sao kê thu nhập trung bình mỗi tháng, Hợp đồng lao động, giấy tờ tài sản sở hữu….

Phí, lãi suất

- Phí rút tiền: thấp

 - Phí chuyển khoản: thấp

 - Phí thường niên: thấp

Tuy vậy, các loại thẻ ghi nợ quốc tế có mức phí cao hơn phí nội địa.

 - Phí dịch vụ banking, Internet banking có thể mất phí hoặc miễn phí tùy ngân hàng.

- Phí rút tiền: 0-4% / tổng số tiền rút

 - Phí thường niên: cao

 - Phí dịch vụ banking, Internet banking: miễn phí

 - Lãi suất cao nếu thanh toán dư nợ chậm.

Chương trình

Rất ít ưu đãi, hầu như không có.

Rất nhiều ưu đãi từ ngân hàng phát hành thẻ và cả các đối tác của ngân hàng.

Giới hạn của thẻ

Dựa vào số tiền khách hàng gửi vào thẻ.

Dựa vào hạn mức mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ.

Lịch sử tín dụng

Không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thẻ.

Ảnh hưởng đến điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của khách hàng.

Mức chi tiêu

- Bằng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp.

- Thông thường, bạn sẽ không thể chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng.

- Một số ngân hàng cho phép chi tiêu vượt nhưng bạn sẽ phải trả thêm một mức phí khá cao.

- Dựa vào số tiền mà bạn có trong tài khoản ngân hàng của mình.

- Bạn phải nạp tiền vào thẻ thì mới được chi tiêu. Có bao nhiêu dùng bấy nhiêu.

Thủ tục làm thẻ

Chuẩn bị hồ sơ mở thẻ bao gồm

- Hồ sơ chứng minh tài chính

- Hồ sơ chứng minh thông tin cá nhân

- Hồ sơ chứng minh thông tin cư trú

- Hồ sơ chứng minh nơi ở hiện tại

- Hồ sơ chứng minh công việc

Bạn đến trực tiếp ngân hàng hoặc mở thẻ online trên website của ngân hàng đó.

- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như CMND photo, phí làm thẻ…

- Đến chi nhánh ngân hàng và thực hiện theo hướng dẫn.

Bảng so sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Ưu và nhược điểm của thẻ ghi nợ

Bảng so sánh trên đã giúp bạn bước đầu phân biệt về hai loại thẻ dễ bị nhầm lẫn này. Để lựa chọn loại thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn hãy cùng CashBerry tìm hiểu ưu và nhược điểm của thẻ ghi nợ ngay sau đây nhé. 

Ưu điểm:

  • Thẻ ghi nợ được đánh giá là loại thẻ có quy trình thủ tục làm thẻ đơn giản và nhanh chóng nhất. Bạn chỉ cần mang căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của mình đến chi nhánh ngân hàng bạn chọn phát hành thẻ và làm theo hướng dẫn mở thẻ.
  • Phí sử dụng của thẻ ghi nợ rất thấp, thông thường với thẻ ghi nợ nội địa phí rút tiền mặt tại cây ATM chỉ 1.000đ – 3.000đ. Với thẻ ghi nợ quốc tế phí rút tiền mặt chỉ 8.000đ – 10.000đ
  • Thẻ ghi nợ có tính năng chuyển khoản. Bạn dễ dàng chuyển khoản cho người thân, bạn bè, đối tác bằng những thao tác đơn giản nhanh chóng ngay tại cây ATM, hoặc qua các phần mềm internet banking, hoặc ứng dụng smart banking trên điện thoại.
  • Bạn quản lý được chi tiêu thanh toán theo số tiền nộp vào tài khoản của thẻ ghi nợ, điều này giúp bạn chủ động trong kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý so với các hình thức thanh toán tín dụng khác.

 

Phân Biệt Debit Card & Credit Card - Dùng Thẻ Nào Tối Ưu Nhất?

 

Nhược điểm:

  • Chủ thẻ phải lưu ý cẩn thận trong quá trình sử dụng thẻ để không mất mã Pin và mật khẩu khiến chủ thẻ dễ bị mất tiền oan vào các giao dịch xấu.
  • Bên cạnh đó, hạn chế của thẻ ghi nợ còn là rất ít những chương trình ưu đãi và dịch vụ quà tặng từ ngân hàng phát hành

Sau khi đã phân biệt đâu là thẻ ghi nợ và đâu là thẻ tín dụng, nhiều người còn đặt câu hỏi thắc mắc: Thẻ ATM là thẻ Debit hay Credit?

Thực chất thẻ ATM chính là thẻ ghi nợ nội địa, tuy nhiên đây là câu trả lời mới chỉ đúng một phần chứ chưa hoàn toàn chính xác.

Thẻ ATM là tên gọi thông dụng về một loại thẻ bất kỳ, có thể giao dịch, rút tiền được bằng máy ATM. Như vậy, thẻ ATM không phải chỉ là thẻ ghi nợ nội địa mà nó bao gồm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ có nhiều chức năng như thanh toán, rút tiền, chuyển tiền, mua thẻ điện thoại,...

Có thể nói Credit Card và Debit Card là một chiếc ví điện tử giúp bạn thực hiện mọi giao dịch tại những nơi chấp nhận thẻ như: Các cửa hàng, các siêu thị, các khách sạn, các website bán hàng trực tuyến.

Thủ tục và cách làm thẻ Debit tại các ngân hàng

Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu thẻ Debit là gì và làm thẻ Debit đang ngày càng gia tăng. Để sở hữu được tấm thẻ Debit, bạn cần đủ điều kiện. Mặt khác, hồ sơ đăng ký bạn cần chuẩn bị đầy đủ. 

Điều kiện làm thẻ Debit Card

  • Độ tuổi: ≥ 18 tuổi. 
  • Đối tượng: Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam.
  • Giấy tờ: đầy đủ theo đúng quy định của đơn vị phát hành thẻ (thẻ căn cước công dân, CMND). Riêng đối với người nước ngoài cần hộ chiếu.
  • Sở hữu tài khoản tại ngân hàng đăng ký làm thẻ.
  • Một số loại thẻ đặc biệt như thẻ Debit Visa Sacombank hạng vàng cần yêu cầu số tiền gửi tối thiểu trong ngân hàng. 

Thủ tục làm thẻ Debit Card

Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị đầy đủ để có thể mở thẻ Debit như sau:

  • Giấy yêu cầu hoặc hợp đồng để sử dụng thẻ Debit Card.
  • Thẻ căn cước công dân hoặc CMND, hộ chiếu (người nước ngoài).
  • Bản copy sổ hộ khẩu (thẻ Debit quốc tế).
  • Giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng.

Cách làm thẻ Debit Card

Đầu tiên, bạn cần đến ngân hàng mình muốn đăng ký mở thẻ Debit. Nếu bạn không tiện có thể đăng ký mở thẻ online trên website của ngân hàng. Thông thường, cách làm thẻ tại các ngân hàng như sau:

  • Gặp nhân viên ngân hàng, đưa ra yêu cầu mở thẻ Debit. 
  • Nhân viên yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ đầy đủ.
  • Bạn điền đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký cấp thẻ Debit, ký tên và nộp lại.
  • Nhân viên tiếp nhận thông tin và xử lý. 
  • Bạn nộp phí mở thẻ.
  • Nhân viên ngân hàng nhận tiền, in biên lai và đưa giấy hẹn ngày lấy thẻ cho bạn.
  • Sau 3-7 ngày bạn đến ngân hàng nhận thẻ Debit.

? Xem thêm: Vay tiền nhanh online, nhận tiền qua ATM, lãi suất thấp


Để đảm bảo an toàn và tính bảo mật, sau khi bạn nhận thẻ bạn cần đổi mã Pin. Bạn sẽ thực hiện việc chuyển đổi này qua cây ATM của hệ thống ngân hàng đó. Thao tác chuyển đổi vô cùng đơn giản.

Phân Biệt Debit Card & Credit Card - Dùng Thẻ Nào Tối Ưu Nhất?

Cách sử dụng thẻ Debit hiệu quả 

Thực tế, không phải ai có trong tay thẻ Debit Card đều biết cách dùng thẻ để phát huy tối đa tính năng. Bởi vậy, ngoài việc hiểu thẻ Debit Card là gì, bạn cần biết cách sử dụng. Vấn đề then chốt để thẻ Debit thực hiện được các giao dịch là cần có tiền trong thẻ. Cách dùng thẻ như sau:

  1. Tra cứu số dư thẻ

Bạn có thể dùng thẻ Debit để tra cứu số dư tài khoản hiện hữu trong thẻ. Cách tra phổ biến như sau:

  • Trực tiếp tại cây ATM
  • Sử dụng dịch vụ E-Banking hoặc SMS Banking 
  1. Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống

Thông qua thẻ Debit, bạn thực hiện được giao dịch chuyển tiền trong và ngoài hệ thống. Cách chuyển tiền như sau:

  • Tại cây ATM. Bạn đưa thẻ vào máy rồi đánh mã Pin vào. Sau đó, bạn chế độ chuyển tiền. Bạn sẽ thực hiện các thao tác theo yêu cầu trên máy. Cách chuyển tiền này khá nhanh và đơn giản.
  • Chuyển tiền tại ngân hàng bạn đăng ký mở thẻ. Bạn cần mang theo thẻ căn cước công dân hoặc CMND. 
  • Chuyển tiền qua E-Banking.

Trong quá trình chuyển tiền, bạn sẽ chịu mức phí theo quy định của từng ngân hàng. Lưu ý: Bạn cần nhập con số tài khoản cần chuyển chính xác. 

  1. Rút tiền tại cây ATM

Nếu bạn đang cần tiền mặt, bạn có thể sử dụng thẻ Debit để rút tiền. Rất đơn giản, bạn chỉ cần đến cây ATM bất kỳ và thực hiện thao tác rút.

  • Đưa thẻ vào máy ATM theo đúng chiều
  • Nhập mã Pin chính xác
  • Chọn chế độ tiếng Việt
  • Chọn rút tiền
  • Trên máy sẽ đưa ra các con số mặc định để bạn lựa chọn. Hoặc bạn có thể tự gõ số tiền theo mong muốn. 

Lưu ý: Nếu bạn rút tiền tại cây ATM cùng hệ thống sẽ được miễn phí phí rút (có ngân hàng sẽ tính phí). Còn khi bạn rút tiền tại cây ATM khác hệ thống sẽ chịu phí rút. Phí này được quy định tùy vào mỗi ngân hàng. Ngoài ra, bạn nên in hóa đơn để kiểm tra số dư trong tài khoản.

  1. Thanh toán online

Trong thời buổi internet bùng nổ, thẻ Debit phát huy tác dụng thanh toán online. Hầu hết mọi người dùng thẻ để thanh toán việc mua sắm trên mạng. Để thực hiện được thao tác này, bạn cần:

  • Điền thông tin số tài khoản
  • Ngày hết hạn
  • Điền số CVV, CVC.

Ngoài việc mua sắm, thẻ Debit còn được dùng để thanh toán tiền điện nước, tiền điện thoại,… qua  E-Banking.

Để đảm bảo độ an toàn, ngân hàng thường gửi mã OTP vào số điện thoại bạn đăng ký. Sau khi bạn nhập mã OTP chính xác thì mới tiến hành thanh toán thành công. 

Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên thanh toán bằng Visa Debit hay MasterCard được gắn chip EMV. Như vậy tính bảo mật của thẻ mới cao. Ngoài ra, bạn chỉ nên thanh toán thẻ trên các website uy tín, tránh bị hacker xâm nhập. 

  1. Thanh toán qua máy POS

Tại các trung tâm thương mại, siêu thị hoặc Plaza,… có trang bị máy Pos để bạn thanh toán bằng thẻ Debit. Bạn chỉ cần đưa nhân viên quẹt thẻ rồi nhập mã Pin vào là xong. Bạn chỉ thanh toán tại địa điểm có giấy tờ minh bạch như hóa đơn xác nhận,…

  1. Thanh toán khi ở nước ngoài

Khi ở nước ngoài, bạn có thể dùng thẻ Debit Card quốc tế để thanh toán. Hoặc là bạn rút tiền từ máy ATM. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu phí chuyển đổi ngoại tệ. Phí này tầm 4% trên số tiền thanh toán hoặc rút.

Phân Biệt Debit Card & Credit Card - Dùng Thẻ Nào Tối Ưu Nhất?? Xem thêm: Vay tiền bằng CMND online, hạn mức cao, nhận tiền trong ngày

Những ai chưa có thẻ Debit Card, muốn đăng ký thì tham khảo tiếp thông tin bên dưới nhé. 

Điểm tên một số ngân hàng cấp thẻ Debit uy tín

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều phát hành thẻ Debit. Điều quan trọng, bạn cần lựa chọn ngân hàng uy tín và chất lượng để mở thẻ.

  1. Ngân hàng Sacombank

Bạn có thể làm thẻ Debit nội địa và quốc tế tại Sacombank.

- Thẻ Debit nội địa

Khi mở thẻ ghi nợ nội địa tại Sacombank, bạn hoàn toàn không phải mất phí phát hành thẻ. Các ưu đãi tại ngân hàng như sau:

  • Rút tiền mặt nhanh chóng
  • Chuyển khoản một cách dễ dàng, nhanh gọn
  • Thanh toán qua online
  • Tự động thanh toán tiền điện, mạng, bảo hiểm,…
  • Vay trực tuyến

Hạn mức rút tiền của thẻ: 

  • Không vượt quá 100 triệu đồng/ngày 
  • 10 triệu đồng/lần rút 

Mức phí rút tiền tại ATM: 

  • ATM cùng hệ thống: 1.000 đ/lần
  • Khác hệ thống: 3.300 đ/lần

Mức phí chuyển tiền tại ATM:

  • ATM cùng hệ thống: 2.000 đ/lần
  • Khác hệ thống: 5.000 đ/lần

- Thẻ Debit quốc tế

Tương tự như thẻ Debit nội địa, bạn được miễn phí khi đăng ký mở thẻ. Ngoài ra, bạn còn được hưởng các ưu đãi dưới đây:

  • Liên kết với tài khoản tiền gửi
  • Thanh toán trực tuyến đơn giản, gọn
  • Rút tiền mặt tại ATM có gắn biểu tượng Visa
  • Được mở thêm thẻ phụ
  • Được hưởng lãi suất
  • Ưu đãi khi mua sắm.

Thẻ Debit Sacombank quốc tế có hạn mức tối đa số tiền rút một ngày là 100 triệu đồng. 

  1. Ngân hàng Vietcombank

Vietcombank phát hành cả thẻ Debit nội địa và quốc tế.

- Thẻ Debit nội địa

Khách hàng mở thẻ Debit nội địa tại Vietcombank được hưởng nhiều ưu đãi dưới đây:

  • Rút tiền nhanh chóng, đơn giản
  • Thanh toán mau gọn qua máy Pos, internet và smartphone
  • Thanh toán hóa đơn dịch vụ
  • Chuyển khoản nhanh, gọn.

Khi bạn đăng ký mở thẻ Debit sẽ chịu phí 50.000 đ/thẻ. Số tiền rút tối đa trong ngày là 50 triệu đồng, 5 triệu đồng/lần.

Mức phí rút tiền tại ATM:

  • Cùng hệ thống: 1.650 đ/lần
  • Khác hệ thống: 3.300 đ/lần

Mức phí chuyển tiền tại ATM:

  • Cùng hệ thống: 3.300 đ/lần
  • Khác hệ thống: 5.500 đ/lần

- Thẻ Debit quốc tế

Khi bạn mở thẻ Debit quốc tế tại Vietcombank, bạn sẽ mất phí 50.000 đ/thẻ. Bạn được hưởng các ưu đãi như:

  • Ưu đãi về hoàn tiền
  • Hưởng bảo hiểm cho chuyến bay
  • Hưởng ưu đãi dịch vụ golf
  • Khuyến mãi khi mua sắm.

Số tiền tối đa mà bạn có thể rút trong ngày với thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank:

  • 50 triệu đồng/ngày
  • 5 triệu đồng/lần

Mức phí rút tiền tại ATM: 1.100 – 10.000 đ/giao dịch

Mức phí chuyển tiền tại ATM: 3.300 đ/giao dịch

  1. BIDV

Ngân hàng BIDV tạo điều kiện cho khách hàng mở thẻ Debit nội địa và quốc tế. Khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. 

- Thẻ Debit nội địa

  • Rút tiền và thanh toán nhanh gọn, dễ dàng tại ATM, máy Pos. 
  • Kết nối dịch vụ BIDV Pay+. Bởi vậy bạn có thể để rút tiền tại ATM BIDV bằng bằng mã QR chỉ với smartphone.
  • Thanh toán qua smartphone qua ứng dụng: Samsung Pay, BIDV Pay+.
  • Thanh toán online 
  • Chuyển tiền liên ngân hàng tại ATM 24/7
  • Quản lý chi tiêu chặt chẽ.
  • Phí phát hành thẻ: 100.000 đ/thẻ
  • Số tiền rút tối đa: 50 – 80 triệu đồng/ngày, 3-5 triệu đồng/lần

Mức phí rút tiền tại ATM:

  • Cùng hệ thống: 1.000 đ/lần
  • Khác hệ thống: 3.000 đ/lần

Mức phí chuyển tiền tại ATM cùng hệ thống: 0.05%/số tiền rút 

- Thẻ Debit quốc tế

Bạn được hoàn toàn miễn phí khi mở thẻ Debit quốc tế tại BIDV. Số tiền rút tối đa 100 triệu đồng/ngày, 5 triệu đồng/lần.

Các ưu đãi hấp dẫn:

  • Khuyến mãi 40% giá khi chơi golf tại hệ thống liên kết
  • Ưu đãi hấp dẫn về ẩm thực
  • Ưu đãi về bảo hiểm
  • Tích lũy điểm thưởng sau mỗi lần giao dịch.

Mức phí rút tiền tại ATM:

  • Cùng hệ thống: 1.000 đ/lần
  • Khác hệ thống: 10.000 đ/lần

Mức phí chuyển tiền tại ATM: 0.05%/giao dịch, ít nhất 2.000 đ.

  1. Ngân hàng TPBank

Với ngân hàng TPBank, bạn được mở thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế.

- Thẻ Debit nội địa

Khi mở thẻ Debit nội địa tại TPBank, bạn mất phí phát hành thẻ là 150.000 đ/thẻ. Nhưng bạn lại được miễn phí hoàn toàn khi rút tiền hoặc chuyển tiền tại ATM.

Số tiền tối đa bạn có thể rút một ngày là 20 triệu đồng/ngày, Ngoài ra, bạn còn được hưởng các ưu đãi dưới đây:

  • Rút tiền mặt một cách nhanh chóng
  • Được hưởng lãi trên số dư trong tài khoản
  • Được tích điểm thưởng sau mỗi giao dịch
  • Thanh toán trực tuyến bảo mật cao.

-  Thẻ Debit quốc tế

Riêng ngân hàng TPBank, khi bạn mở thẻ ghi nợ quốc tế, bạn được hoàn toàn miễn phí các loại phí sau:

  • Phí phát hành thẻ
  • Phí rút tiền tại ATM
  • Phí chuyển tiền tại ATM

Ngoài ra, bạn còn được hưởng các ưu đãi:

  • Phí chuyển đổi ngoại tệ thấp 1.8%
  • Hoàn tiền 6% khi bạn thực hiện thanh toán mua sắm ở siêu thị lớn trong nước.
  • Số tiền rút tối đa: 30 trđ/ngày, 5 triệu đồng/lần.

 

Phân Biệt Debit Card & Credit Card - Dùng Thẻ Nào Tối Ưu Nhất?
Sau khi mở thẻ ghi nợ, để sử dụng một cách thông minh và hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

Điểm danh những rủi ro khi sử dụng thẻ Debit bạn nên biết

  1. Lộ mã Pin và bị mất tiền

Mặc dù mỗi thẻ đều được trang bị mã Pin với độ bảo mật cao. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp đã bị hacker lấy hết tiền trong tài khoản. Đặc biệt khi khách hàng sử dụng thẻ thanh toán online tại website không uy tín. 

Tại các trang này có chứa mã độc làm toàn bộ thông tin của bạn bị lộ. Từ đó, kẻ xấu có thể lợi dụng và chiếm đoạt toàn bộ số tiền của bạn.

Bởi vậy, bạn chỉ nên thanh toán thẻ Debit online trên các trang uy tín, chính chủ. Ngoài ra, bạn cần để mật khẩu hai lớp. Bạn chỉ có thể tiến hành giao dịch khi có mã bảo vệ. Từ đó, rủi ro lộ thông tin sẽ được hạn chế tối đa. 

  1. Thẻ bị kẹt tại cây ATM

Đôi khi bạn gặp phải tình huống trớ trêu là thẻ bị kẹt trong máy ATM. Mặc dù giao dịch của bạn đã thành công nhưng máy lại không nhả thẻ. Ngoài ra, một số máy nhả thẻ nhưng không nhả tiền. Trong khi đó, máy báo về tài khoản đã bị trừ tiền. Vậy lúc này, bạn phải liên hệ ngay với bên ngân hàng để kịp thời xử lý.

  1. Nhập sai mã pin nhiều lần dẫn tới khóa thẻ

Đôi khi chúng ta có những giây phút bị lãng quên, nhập nhiều lần mã Pin mà không đúng. Nếu bạn nhập quá 3 lần đều sai thì thẻ của bạn sẽ tự động bị khóa lại. Bạn muốn mở lại thẻ cần có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng cấp thẻ.

  1. Thẻ Debit bị xước băng từ màu đen ở mặt sau 

Nếu bạn bảo quản thẻ không tốt sẽ khiến cho dải băng đen mặt sau bị xước. Từ đó, bạn khó có thể thực hiện giao dịch thanh toán, rút tiền. Bởi dải băng đen này có chức năng lưu trữ thông tin. Bên cạnh đó, việc xác minh và theo dõi danh tính của chủ thẻ đều phụ thuộc ở dải băng từ đen này. Đây là lý do tại sao bạn nên cất giữ thẻ thật cẩn thận.

Nói chung, thẻ ghi nợ (Debit Card) sẽ giúp bạn chi tiêu và quản lý dòng tiền hiệu quả hơn trong cuộc sống hiện đại. Hy vọng với những chia sẻ như trên, bạn đã hiểu hơn về thẻ Debit. Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một giải pháp tài chính tiện lợi, nhanh gọn, hoặc muốn vay online nhanh chỉ 30 phút thì có thể liên hệ tới CashBerry.vn. Với nền tảng tư vấn tài chính vững chắc, công ty sẽ mang đến cho bạn những giải pháp tốt nhất.

? Xem thêm:  Thẻ Visa là gì, cách dùng thẻ Visa an toàn, không mất phí

Help Help