Chồng vỡ nợ, ôm nợ về nhà, vợ có phải trả các khoản nợ đó không? Chồng nợ nần vợ phải làm sao mới đúng theo phương diện luật pháp? Click tìm hiểu ngay!
Chồng nợ nần vợ phải làm sao, vợ có phải trả các khoản nợ đó không? Vợ chồng có nghĩa vụ phải thanh toán nợ cho nhau không? Tất cả sẽ được CashBerry giải đáp trong bài viết hôm nay.
Trên thực tế, không hiếm những trường hợp khi chủ nợ đến nhà yêu cầu trả nợ, người vợ mới “té ngửa” khi biết chồng mắc nợ người ta hàng trăm triệu, có trường hợp lên tới hàng tỷ đồng.
Người vợ hoang mang không biết mình có phải chịu trách nhiệm trả nợ cùng chồng hay không vì khoản nợ này vay trong thời kỳ hôn nhân. CashBerry - công ty tư vấn tài chính online sẽ đưa ra quan điểm từ góc nhìn pháp lý đối với trường hợp này.
Làm gì khi chồng nợ nần?
Trước khi quyết định phải làm gì, bạn hãy tìm hiểu kĩ vấn đề luật pháp để chủ động hơn trong việc xử lý vấn đề.
Thế nào là khoản nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện trong các trường hợp sau:
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24 (Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng), Điều 25 (Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh) và Điều 26 (Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng) của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vậy chồng nợ nần thì vợ phải làm sao?
Trong trường hợp nếu chồng vay mượn tiền của người khác mà vợ không biết, không ký tên trên giấy vay nợ và người chồng cũng không chứng minh được số tiền này vay mượn để nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như lo tiền học cho con, tiền sinh hoạt trong gia đình thì đây được xác định là nợ riêng của người chồng. Trường hợp này người vợ không có nghĩa vụ liên đới trả nợ do nó không phải là nợ chung trong thời kỳ hôn nhân.

Trường hợp chồng tự ý ký giấy nợ bên ngoài, người vợ không có liên quan gì thì trên pháp luật, người vợ sẽ không cần trả nợ cho chồng
Vợ/chồng phải chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ trong các trường hợp nào?
Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1/ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2/ Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3/ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4/ Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5/ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6/ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, chỉ những khoản vay nợ thuộc 6 trường hợp nêu trên thì mới được coi là khoản nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và buộc cả hai người phải có nghĩa vụ cùng chi trả.
Nếu chồng vay tiền mà không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình) và cũng thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên thì người vợ không có nghĩa vụ phải cùng chồng hoặc thay chồng trả tiền cho bên chủ nợ.
Bên cạnh đó, ta cần phải xác định thêm một vấn đề đó là khoản nợ được thực hiện với cơ quan tổ chức cá nhân nào. Các khoản nợ “đen” thường được vay tại các tổ chức tín dụng đen chứ ít khi vay tại các ngân hàng. Bởi quá trình thực hiện hồ sơ xác minh để được giải ngân khoản vay tại ngân hàng thường phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Mặt khác, khi vay tại ngân hàng thì người vay cần phải chứng minh tình trạng hôn nhân của mình và khi đó ngân hàng sẽ phải yêu cầu cả vợ và chồng cùng thực hiện việc ký kết hợp đồng vay, chứ không giải ngân nhanh và hồ sơ đơn giản như vay ở các cá nhân chuyên cho vay nặng lãi.
Như nhiều người đã biết, hoạt động vay nợ tín dụng đen thường đi với mức lãi suất rất cao, gấp nhiều lần mức lãi suất trần mà pháp luật quy định đối với hoạt động vay nợ nên các giao dịch vay nợ này không được pháp luật công nhận (bị vô hiệu). Theo đó, bên vay không có nghĩa vụ phải trả phần lãi mà hai bên đã thỏa thuận.
Từ sự việc này, bạn và gia đình cũng nên rút ra kinh nghiệm, đó là không nên vướng vào tín dụng đen cho vay nặng lãi. Nếu vay ngân hàng không được, bạn có thể đăng ký hồ sơ vay vốn tại cashberry.vn. Đây là một trong những công ty tài chính uy tín với dịch vụ tư vấn cho vay chuyên nghiệp, nhanh chóng trong ngày.

Cần tư vấn tài chính, vay tiền online, CashBerry sẵn sàng hỗ trợ ngay lập tức
Quay trở lại vấn đề, nếu chồng đang bị nợ nần chồng chất, chủ nợ đến tìm người vợ để hăm dọa, gây áp lực, lúc này người vợ sẽ làm gì?
Câu trả lời nằm ở ngay bên dưới.
Hướng xử lý khi người vợ bị chủ nợ “làm phiền”
Trường hợp chủ nợ gây áp lực, đe dọa để buộc gia đình phải trả nợ thì người vợ có thể làm một số việc sau để bảo vệ gia đình mình:
– Làm ngay đơn trình báo, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ gửi cơ quan công an nơi bạn cư trú để có biện pháp ngăn chặn. Hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ có thể là: cướp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, đe dọa giết người, làm nhục người khác, hủy hoại tài sản,…
– Không cam kết hay ký bất kỳ giấy tờ gì do chủ nợ đưa ra.
– Nếu các con còn nhỏ thì có thể thể cho các cháu tạm lánh về nhà người thân trong khoảng thời gian nhất định.
– Lắp camera an ninh ở những vị trí có thể bị tiếp cận, kết hợp cả camera công khai và camera bí mật.
– Phổ biến kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các thành viên trong gia đình trong các tình huống như ở nơi vắng người, di chuyển sáng sớm hoặc đêm muộn, khi có người theo dõi, đeo bám,…
– Ghi nhớ số điện thoại trực ban công an xã, phường nơi bạn cư trú để liên hệ ngay khi cần.
– Mạnh dạn chia sẻ việc bị siết nợ với các hộ gia đình liền kề để có sự hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.
– Không cho kẻ siết nợ vào nhà, trừ trường hợp có sự tham gia của chính quyền địa phương.
– Khi đối diện với những kẻ siết nợ cần giữ khoảng cách nhất định bởi chúng có thể mang theo hung khí và manh động.

Phụ nữ phải biết tự bảo vệ bản thân bằng cách tìm hiểu về luật, trình báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết nếu như bị chủ nợ “làm phiền”
Nhiều người băn khoăn liệu đang bị nợ nần có nên nói với gia đình. Lời khuyên của chúng tôi là khi làm ăn thua lỗ, thất bại trong kinh doanh hay khó khăn tài chính thì nên nói với gia đình để có thể được động viên, cùng nhau giải quyết vấn đề.
Nhìn chung, để trả lời cho câu hỏi “Chồng nợ nần vợ phải làm sao?” thì phải dựa trên nhiều yếu tố, phương diện, chẳng hạn như tình cảm hay pháp luật. Bạn có thể cùng chồng trả nợ nếu khoản nợ đó là vì gia đình, con cái. Hoặc bạn cũng có thể không cần trả khoản nợ đó nếu cảm thấy bản thân bị lừa dối, và về mặt pháp luật, bạn không có nghĩa vụ phải trả khoản nợ đó.