Thẻ ngân hàng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch như chuyển khoản, rút tiền hay thanh toán khi mua sắm. Tuy nhiên, mỗi loại thẻ sẽ có những tính năng khác nhau. Do đó, tìm hiểu rõ đặc điểm của các loại thẻ ngân hàng sẽ giúp bạn lựa chọn được loại thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Thẻ ngân hàng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch như chuyển khoản, rút tiền hay thanh toán khi mua sắm. Tuy nhiên, mỗi loại thẻ sẽ có những tính năng khác nhau. Do đó, tìm hiểu rõ đặc điểm của các loại thẻ ngân hàng sẽ giúp bạn lựa chọn được loại thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Vậy cách phân biệt các loại thẻ ngân hàng là gì? Nên làm thẻ ngân hàng nào? Làm thẻ ATM ngân hàng nào không mất phí? Tất cả sẽ được CashBerry giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thẻ ngân hàng là gì?
Thẻ ngân hàng là một loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng hoặc một số công ty tài chính, để thực hiện các giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Đây là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng khi thanh toán mua sắm hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt tại ngân hàng hoặc tại các máy rút tiền tự động (ATM).
? Xem thêm: Vay tiền Online nhanh, chỉ cần CMND, nhận tiền trong ngày
Về cấu tạo, thẻ ngân hàng có thiết kế là một miếng nhựa được làm từ chất liệu plastic, có hình chữ nhật theo kích cỡ tiêu chuẩn, thường là 8,5*5,5 cm. Những thông tin chủ yếu có mặt trước và mặt sau thẻ ngân hàng gồm:
Mặt trước thẻ:
- Số thẻ, ngày hết hiệu lực của thẻ.
- Tên chủ thẻ.
- Tên và logo của tổ chức phát hành thẻ.
- Tên gọi loại thẻ.
- Chip thẻ.
Mặt sau thẻ:
- Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hóa.
- Chữ ký của chủ thẻ.
- Logo tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước.

Các loại thẻ ngân hàng thông dụng hiện nay
Các loại thẻ ngân hàng thông dụng hiện nay:
Thẻ tín dụng (Credit card)
Thẻ tín dụng là loại thẻ ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu trước, trả tiền sau trong một khoảng thời gian quy định. Nếu quá hạn nợ (thường là 45 ngày) ngân hàng sẽ tính lãi suất phạt trả chậm theo quy định của mỗi ngân hàng.
Mỗi thẻ tín dụng sẽ được ngân hàng cấp cho một hạn mức chi tiêu riêng và người sử dụng chỉ có thể thanh toán, chi tiêu trong hạn mức đó. Để mở thẻ, bạn cần phải chứng minh năng lực tài chính hoặc tài sản có giá trị. Dựa vào đó, ngân hàng sẽ xác định khả năng trả nợ của chủ thẻ và đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp.
Những loại thẻ tín dụng được sử dụng phổ biến hiện nay: Thẻ hạng chuẩn, thẻ hạng vàng, thẻ bạch kim, thẻ tư nhân, thẻ doanh nghiệp, thẻ nội địa, thẻ quốc tế. Sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ nhận được những ưu đãi như sau:
- Thanh toán linh hoạt và tiện lợi trong nước và trên thế giới.
- Giảm thiểu rủi ro mất tiền mặt. Trong trường hợp mất thẻ, chủ thẻ hãy liên hệ ngân. hàng phát hành thẻ để tiến hành phong tỏa thẻ tín dụng.
- Tận hưởng nhiều chương trình ưu đãi mua sắm hấp dẫn.
- Theo dõi việc chi tiêu dễ dàng.
Thẻ ghi nợ (Debit card)
Thẻ ghi nợ liên kết trực tiếp với tài khoản thanh toán tại ngân hàng, được sử dụng theo cơ chế nạp tiền trước và chi tiêu sau, trong phạm vi số tiền có trong tài khoản ngân hàng. Có nghĩa là, bạn chỉ có thể thanh toán, chuyển khoản, rút tiền mặt tại ATM khi có tiền trong thẻ và là tiền của bạn nạp vào chứ không phải đi vay của ngân hàng. Do đó, thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng mà chỉ có hạn mức chuyển khoản theo ngày. Người sử dụng thẻ không phải lo lắng về thời hạn thanh toán, lãi suất như thẻ tín dụng.
Loại thẻ này xuất hiện đầu tiên với chức năng là rút tiền mặt ở các máy giao dịch tự động (ATM), nên còn được gọi là thẻ ATM. Sau này, để mở rộng tiện ích, thẻ đã được phát triển thành thẻ ghi nợ toàn diện hơn với khả năng thanh toán cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Thẻ ghi nợ hiện nay được phân loại theo hạng thẻ gồm: thẻ chuẩn và thẻ hạng cao hơn như thẻ ghi nợ hạng vàng.
Thẻ trả trước (Prepaid card)
Với thẻ trả trước, bạn không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ mà chỉ cần nạp tiền vào thẻ và chi tiêu trong giới hạn số tiền đã nạp. Thẻ trả trước được chia thành hai loại chính là thẻ định danh (có đầy đủ thông tin chủ thẻ, có thể rút tiền tại ATM) và thẻ không định danh (có thể mở mà không cần CMND, không thể rút tiền tại ATM).
? Xem thêm: Vay tiền nhanh online, nhận tiền qua ATM, lãi suất thấp
Lưu ý: thẻ trả trước có thể thực hiện nhiều giao dịch nhưng không thể chuyển khoản được. Vì không liên kết với tài khoản ngân hàng nên bạn phải nộp tiền vào thẻ trả trước rồi mới có thể sử dụng, do đó bất tiện hơn so với hai loại thẻ trên.
Những ưu đãi khi sử dụng thẻ trả trước bao gồm:
- Thanh toán xăng dầu, tiền điện nước, dịch vụ giải trí, giao thông, vận tải và mua hàng hóa dịch vụ trực tuyến trên các website dễ dàng.
- Khi bị mất thẻ sẽ không ảnh hưởng tới thẻ ở tài khoản ngân hàng.
- Có cả thẻ nội địa và quốc tế.
- Không lo ngại bị hacker tấn công và lấy tiền trong tài khoản ngân hàng của chủ thẻ. Trường hợp xấu nhất, chủ thẻ chỉ có thể bị mất khoản tiền có trong thẻ.
- Cha mẹ có thể sử dụng thẻ trước để hướng dẫn cho con trẻ thực hiện tự quản lý chi tiêu và theo dõi được các giao dịch của thẻ.
Ngoài ba loại thẻ ngân hàng thông dụng nêu trên còn có các loại thẻ ngân hàng khác được phân biệt theo những tiêu chí khác nhau. Hãy cùng CashBerry tìm hiểu để trở thành người tiêu dùng hiện đại, thông minh.
Phân biệt các loại thẻ ngân hàng
Mỗi loại thẻ ngân hàng sẽ có những tính năng, cách sử dụng khác nhau và được phân loại dựa trên các đặc điểm như sau:
Theo tính chất của thẻ
- Cần có tiền sẵn bên trong mới có thể thực hiện giao dịch được: thẻ ghi nợ (Debit card) và thẻ ATM, thẻ trả trước (Prepaid card).
- Được chi tiêu trước, trả tiền sau trong một thời gian cho phép và có một hạn mức nhất định: thẻ tín dụng (Credit card).
Theo tính chất kỹ thuật
- Thẻ từ: Có gắn dải băng từ chứa thông tin ở mặt sau thẻ.
- Thẻ chip: Sử dụng chip điện tử.
Theo tổ chức phát hành
- Ngân hàng thương mại.
- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng
- Thẻ nội địa: Thẻ ATM
- Thẻ quốc tế: Thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, các loại thẻ được phát hành bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Visa, Mastercard, JCB,…

Một số lưu ý khi đi làm thẻ và giao dịch an toàn với thẻ ngân hàng
Các nguyên tắc chung khi sử dụng thẻ:
- Cần kiểm tra các thông tin trên thẻ khi nhận thẻ.
- Đối với thẻ ghi nợ, cần đổi mã PIN ngay sau khi nhận được thẻ.
- Không đặt mật khẩu có liên quan đến ngày tháng năm sinh, số điện thoại,…
- Không ghi mật khẩu lên thẻ hoặc bất kỳ đâu nhằm tránh lộ thông tin và bị lợi dụng.
- Luôn bảo mật mã PIN, tuyệt đối không đưa thẻ cho bất kỳ ai trừ nhân viên ngân hàng, nhân viên thu ngân được chỉ định để làm việc với bạn.
- Không tiết lộ các thông tin ghi ở mặt trước và mặt sau của thẻ.
- Theo dõi và kiểm tra thường xuyên các biến động liên quan đến tài khoản cá nhân, hạn mức thẻ.
Cách bảo quản thẻ ngân hàng:
- Không bẻ cong, gấp thẻ.
- Không làm xước dải băng từ màu đen ở mặt sau của thẻ.
- Không để thẻ gần những thiết bị điện tử có thể phát sóng vì có thể làm hỏng dữ liệu trên thẻ.
Giao dịch tại ATM:
- Khi giao dịch tại máy ATM, bạn cần dùng tay che chắn cẩn thận khi nhập mã PIN và quan sát xung quanh để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
- Nên đổi số PIN thường xuyên để đảm bảo an toàn.
- Nếu thấy khe đọc thẻ, bàn phím có các dấu hiệu bất thường thì bạn không nên thực hiện giao dịch.
- Các máy ATM tại ngân hàng sẽ có tính bảo mật cao hơn và ít bị người khác gắn các chip, camera trộm thông tin.
- Cẩn thận khi thực hiện giao dịch tại những nơi có nhiều khách du lịch.
Thanh toán bằng thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ:
- Khi thanh toán giao dịch cần quan sát quá trình thanh toán bằng thẻ của nhân viên thu ngân và các bất thường xung quanh.
- Kiểm tra thông tin giao dịch, hóa đơn mua hàng.
Thanh toán qua Internet:
- Chọn những website thanh toán uy tín, hợp pháp, tránh bị đánh cắp dữ liệu.
- Chỉ mở chức năng thanh toán trực tuyến khi có nhu cầu và đăng xuất ngay sau khi hoàn tất giao dịch.
Khi làm thủ tục mở thẻ ngân hàng:
Để đăng ký mở thẻ ngân hàng nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết tại nhà. Bên cạnh việc mở thẻ trực tiếp tại ngân hàng, khách hàng cũng có thể lựa chọn hình thức mở thẻ online do các ngân hàng cung cấp.
Nên làm thẻ ngân hàng nào?
Hiện nay, thẻ ngân hàng không còn xa lạ trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt cuộc chạy đua về việc mở rộng doanh số thẻ tại nhiều ngân hàng đang diễn ra ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi như mở thẻ ngân hàng miễn phí ngày một trở nên hấp dẫn hơn. Hãy cùng CashBerry điểm danh những ngân hàng miễn phí dịch vụ mở thẻ hiện nay!
Bên cạnh phí phát sinh khi tiến hành thủ tục mở thẻ tại ngân hàng các bạn nên xem xét các yếu tố sau trước khi quyết định làm thẻ ở đâu.
Tiêu chí chọn ngân hàng mở thẻ
- Mức độ phổ biến
Những ngân hàng có mức độ phổ biến rộng sẽ có các đối tác liên kết rộng hơn. Mật độ các điểm chấp nhận thẻ thanh toán của ngân hàng đó nhiều hơn sẽ giúp cho thanh toán của bạn diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.
- Ưu đãi khi mở thẻ ngân hàng
Hầu hết tại các ngân hàng hiện nay, khi mở thẻ tín dụng bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như được tặng quà, voucher giảm giá, trong khi mở thẻ ghi nợ hầu như không có ưu đãi.
Các ưu đãi khi mở thẻ sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội được trải nghiệm các dịch vụ mua sắm, giải trí hoặc không mất phí mở thẻ.
- Hạn mức rút tiền
Nhiều ngân hàng chỉ cho phép khách hàng rút một số tiền nhất định trong hạn mức của thẻ. Điều này đôi khi mang đến những bất lợi cho bạn. Do vậy, lựa chọn ngân hàng cho phép rút 100% hạn mức sẽ là lựa chọn phù hợp.
- Các loại phí khi sử dụng thẻ
Hiện nay, khi sử dụng thẻ ngân hàng, khách hàng thường bị tính nhiều khoản phí như phí rút tiền mặt tại ATM, phí thường niên, phí chuyển khoản, phí dịch vụ internet banking,... Do đó lựa chọn ngân hàng có các ưu đãi về phí và phí thấp sẽ giúp bạn tối ưu tài chính.
- Độ bảo mật
Khi mở thẻ ngân hàng khách hàng cần cung cấp các thông tin cá nhân như họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ, số CMND, số điện thoại,… Mỗi thẻ sẽ có số thẻ, số tài khoản và mã PIN. Các thông tin này cực kỳ quan trọng, nếu để lộ bạn hoàn toàn có thể bị đánh cắp tài khoản hoặc mất kiểm soát với chính tài khoản của mình.
? Xem thêm: Vay tiền bằng CMND online, hạn mức cao, nhận tiền trong ngày
Vì vậy, một ngân hàng có hệ thống thông tin ổn định với nhiều lớp bảo mật như OTP 2 lớp, công nghệ bảo mật 3d secure… sẽ bảo vệ thông tin được an toàn hơn.
- Ngân hàng số (dịch vụ online)
Trong cuộc sống bận rộn, việc rút ngắn các thủ tục mở thẻ một cách tối thiểu và hạn chế việc đi lại trực tiếp đến ngân hàng là điều cần thiết. Các dịch vụ online hay ngân hàng số sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và công sức.
- Những ngân hàng làm thẻ miễn phí
Cùng cung cấp dịch vụ mở thẻ miễn phí, nhưng, các ngân hàng lại có biểu phí, lãi suất và hạn mức khác nhau. Bạn cần dựa vào nhu cầu tiêu dùng và kỳ vọng bản thân để lựa chọn ngân hàng mở thẻ cho phù hợp.

So sánh thẻ ATM các ngân hàng
Để dễ hơn trong việc so sánh, CashBerry sẽ chia ngân hàng theo nhóm.
Nhóm 1: Ngân hàng Vietcombank, Sacombank, BIDV, Agribank, Vietinbank, Techcombank.
Ngân hàng |
Phí thường niên |
Phí ATM |
Ngân hàng điện tử |
Lãi suất |
Vietcombank |
– Phí phát hành: 50.000 VND/thẻ – Phí duy trì: 30.000đ/năm |
– Rút tiền ATM VCB:1.650 VNĐ/giao dịch – Rút tiền ngoài ATM VCB: 3.300 VNĐ/ giao dịch |
+120.000đ/năm + Bao gồm dịch vụ Digibank mobile/ website và Bankplus |
0,1% gửi không kỳ hạn |
Agribank |
-Phí phát hành: 50.000đ – Phí duy trì: 10.000đ – 50.000đ tùy loại |
– Rút tiền ATM Agribank: 1.000đ/GD -Rút tiền ATM khác: 3.000đ/GD |
+ 50.000đ/năm + Dịch vụ: Internet Banking, Mobile Banking và SMS Banking |
0,1% gửi không kỳ hạn |
Vietinbank |
– Phí phát hành: 50.000đ thẻ thường và 100.000đ thẻ cao cấp – Phí duy trì: 48.000đ/năm |
– Rút tiền ATM Vietinbank: 1.100đ/GD – Rút tiền ATM khác: 3.000đ/GD |
+108.000đ/tháng + Dịch vụ: Ipay Mobile và iPay website |
0,1% gửi không kỳ hạn |
Sacombank |
– Phí phát hành : 99.000đ ( thẻ thanh toán quốc tế miễn phí) -Phí duy trì: 66.000đ/năm |
– Rút tiền ATM Sacombank: 1.000đ/GD – Rút tiền ATM khác: 2.500đ/GD |
– Dịch vụ 15.000đ/tháng – Dịch vụ iBanking và mBanking |
0,1% tiền gửi không kỳ hạn |
BIDV |
– Phí phát hành: 30.000đ- 100.000đ/ thẻ( tùy loại thẻ) – Phí duy trì: 30.000đ/thẻ ( trừ thẻ BIDV Harmony 60.000đ) |
– Rút tiền ATM BIDV: 1.000đ/GD -Rút tiền ATM khác: 3.000đ/GD |
– Phí dịch vụ: Miễn phí – Có BIDV online, Smart BIDV, Bank plus |
0,1% |
Techcombank |
– Phí phát hành thẻ: 90.000đ – Phí thường niên: 60.000đ |
– Rút tiền ATM Techcombank: 2.000đ/GD – Rút tiền ATM khác: 3.000đ/GD |
+Phí duy trì: 100.00đ/năm + Gồm Internet Banking/ Mobile Banking Techombank |
0,1% |
Bảng so sánh thẻ ghi nợ các ngân hàng
Nhóm 2: Ngân hàng VP bank, TPbank, ACB, Đông Á, VIB, MB Bank, MSB
Ngân hàng |
Phí thẻ |
Phí ATM |
Ngân hàng điện tử |
Lãi suất |
Vpbank |
– Phí mở thẻ: 20.000đ/thẻ – Phí quản lý: Miễn phí |
-Rút tiền ATM Vpbank: Miễn phí – Rút tiền ATM ngân hàng khác: Miễn phí |
– Phí duy trì: Miễn phí – SMS Banking: 10.000đ/tháng |
0,1% |
TP bank |
– Phí mở thẻ: Miễn phí ( có in ảnh 100.000đ) – Phí thường niên: 50.000đ/năm |
– Rút tiền ATM Tpbank: Miễn phí – Rút tiền ngân hàng khác: 3.000đ/GD |
– Phí: 60.000đ/năm – Dịch vụ eBank: Internet Banking + Mobile Banking |
0,1% |
MB bank |
– Phí mở thẻ: 50.000đ nếu không trả lương qua Mb bank – Phí duy trì: Thẻ hạng chuẩn 60.000đ/thẻ và hạng bạch kim 100.000đ/thẻ |
– Rút tiền ATM MB: 2.000đ/GD – Rút tiền ATM NH khác: 5.000đ/GD |
– Miễn phí – Gồm: MB bank online, App MB bank, SMS Banking |
0.1% |
VIB |
– Phí mở thẻ : 50.000đ – Phí duy trì: 50.000đ/năm thẻ Values còn Classic, platinum 149.000đ/năm |
– Rút tiền ATM VIB: Miễn phí – Rút tiền ATM khác: 3.300đ/GD |
– Phí sử dụng: Miễn phí |
0,1% |
MSB |
– Phí mở tài khoản: Miễn phí – Phí quản lý: SDTK dưới 50 triệu miễn phí và trên 50 triệu phí 50.000đ/năm |
– Rút tiền ATM MSB: Miễn phí ( gói M-Money phí 1.000đ) – Rút tiền ATM khác: 3.000đ |
– Phi sử dụng: Miễn phí |
0% |
ACB |
– Phí mở thẻ: Miễn phí – Phí quản lý thẻ: 50.000đ/năm |
– Rút tiền ATM ACB: 1.100đ/GD – Rút tiền ATM khác: 3.300đ/GD |
– Phí duy trì: Miễn phí ( trừ KH sử dụng Token OTP phí 10.000đ/tháng |
0,1% |
Đông Á |
– Phí phát hành: Miễn phí – Phí thường niên: 0 -50.000đ/năm |
– Rút tiền ATM Đông Á: 2.200đ/lần – Rút tiền ATM khác: 3,300đ/lần |
– Phí đăng ký: Miễn phí – Phí duy trì: GD dưới 10 triệu/ngày 9.900đ – Phí 50.000đ đối với GD trên 100 triệu/ ngày |
0,1% |
Bảng so sánh thẻ nội địa các ngân hàng TMCP tư nhân
Thông tin trên đây có thể được thay đổi tùy vào từng chương trình và thời kỳ của ngân hàng.
Nên làm thẻ ngân hàng miễn phí ở đâu?
Làm thẻ ATM ngân hàng nào không mất phí? Bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:
- Ngân hàng VP bank
- Ngân hàng ACB
- Ngân hàng Đông Á
- Ngân hàng PVcombank
- Ngân hàng Sacombank
- Ngân hàng SHB
- Ngân hàng Sea Bank
- Ngân hàng Vietcombank
- Ngân hàng TP bank
Nên làm thẻ ATM ngân hàng nào cho sinh viên 2021
Để tiết kiệm chi phí sử dụng thẻ ATM cho sinh viên, mọi người nên chọn các ngân hàng có thẻ liên kết sinh viên, có phí rút tiền ATM miễn phí.
- Ngân hàng MBbank
- Ngân hàng Sacombank
- Ngân hàng Vietcombank
- Ngân hàng Vietinbank
- Ngân hàng MSB
- Ngân hàng VIB
- Ngân hàng BIDV
Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào?
- Thẻ tín dụng ngân hàng HSBC
- Thẻ tín dụng ngân hàng Vietcombank
- Thẻ tín dụng ngân hàng VPBank
- Thẻ tín dụng ngân hàng Techcombank
- Thẻ tín dụng ngân hàng VIB
- Thẻ tín dụng ngân hàng Citibank
- Thẻ tín dụng ngân hàng Sacombank
- Thẻ tín dụng ngân hàng BIDV
- Thẻ tín dụng ngân hàng TPBank

Trong thời đại công nghệ phát triển, thẻ ngân hàng là một công cụ tài chính không thể thiếu đối với bất kì người trưởng thành nào. Sử dụng thẻ ngân hàng là bạn đang giảm thiểu nhiều rủi ro tiền mặt, nhất là khi đi du lịch, công tác. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các ngân hàng như hiện nay, không khó hay mất nhiều thời gian để bạn sở hữu cho riêng mình một chiếc thẻ đầy tiện nghi. Một chiếc thẻ tiện nghi ngoài giúp bạn dễ dàng thanh toán, còn có thể nhận tiền khoản vay một cách nhanh chóng.
Bạn đang có nhu cầu vay tiền tiêu dùng từ 1 - 10 triệu? Liên hệ CashBerry để được hỗ trợ tư vấn, nhận tiền ngay trong ngày.

Vay online, nhận tiền qua thẻ ATM siêu tốc chỉ 2 phút!
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, từ nay bạn không chỉ được thanh toán online mà còn được vay tiền online, và nhận tiền online qua thẻ ngân hàng!
- KHÔNG thế chấp
- KHÔNG chứng minh thu nhập
- KHÔNG mất phí đăng ký
- MIỄN PHÍ làm hồ sơ
- VAY TIỀN NHANH trong ngày
- NHẬN TIỀN trong vòng 2 phút
Chỉ cần:
- CMND/ CCCD
- Trên 18 tuổi
- Có thẻ ATM
Nào! Hãy trải nghiệm tốc độ duyệt vay siêu nhanh của CashBerry nhé! Đăng ký khoản vay bằng cách tải ứng dụng CashBerry trên CH Play hoặc trên website: cashberry.vn bạn nhé!
? Xem thêm: Dư nợ là gì? Những rủi ro mà bạn gặp phải và giải pháp